Găng Tay Chống Hoá Chất Là Gì?
Găng tay chống hóa chất là loại găng tay bảo hộ được sản xuất chủ yếu từ vật liệu cao su tổng hợp tự nhiên hoặc nhân tạo có độ đàn hồi, dày, bền, quan trọng là khả năng chống các chất dung dịch trong các ngành hóa chất. Bên cạnh đó, các loại găng tay cao su chống hóa chất còn được thiết kế để mang lại độ khéo léo khi làm việc, cảm giác thoải mái khi sử dụng. Nếu không trang bị cho người lao động thì hóa chất có thể ảnh hưởng đến bàn tay, gây hại cho da, tổn thương về da tay.
Phân Loại Găng Tay Chống Hóa Chất
Phân loại theo chất liệu
– Găng tay cao su nitrile chống hóa chất: Loại găng này có khả năng chống lại nhiều loại hóa chất, độ bền cao và giá thành rẻ. Phù hợp với những công việc thường xuyên phải tiếp xúc với axit, kiềm, dung môi, dầu mỡ.
– Găng tay chống hóa chất Neoprene: Loại găng này thường được sử dụng để chống axit, kiềm, dung môi, dầu mỡ. Chúng cũng có độ bền cao, phù hợp với môi trường hóa chất khắc nghiệt.
– PVC: Chống nước, axit, kiềm, giá thành rẻ nhưng độ co giãn thấp. Phù hợp với các công việc nhẹ nhàng.
– Latex: Chống axit, kiềm, độ co giãn tốt, giá thành trung bình. Phù hợp với các công việc cần độ bám dính cao.
– Da: Chống nhiệt, độ bền cao, giá thành cao. Phù hợp với môi trường nhiệt độ cao.
– Viton và Butyl: Chất liệu này chuyên dùng cho việc b
ảo vệ chống lại các hóa chất cực kỳ mạnh và độc hại, bao gồm cả khí gas.
Phân loại theo độ dài
– Dài tới hoặc qua cổ tay: Phù hợp cho các công việc nhẹ nhàng, ít tiếp xúc hóa chất, đội dài từ 20 – 30cm.
– Dài tới khuỷu tay: Bảo vệ cánh tay khỏi hóa chất, phù hợp cho công việc nặng, độ dài từ 30 – 55cm.
– Dài tới vai: Bảo vệ toàn bộ cánh tay và vai, phù hợp cho môi trường nguy hiểm, độ dài > 55cm.
Phân loại theo tính năng
– Chống trơn trượt: Giúp thao tác dễ dàng hơn trong môi trường ẩm ướt.
– Bám dính: Giúp cầm nắm vật dụng chắc chắn hơn.
– Chống cắt: Bảo vệ tay khỏi vật sắc nhọn.
– Chống nhiệt và chống lạnh: Bảo vệ tay khỏi nhiệt độ cực đoan.
– Chống hóa chất sinh học: Bảo vệ tay khỏi vi khuẩn, virus.
– Chống tĩnh điện: Sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ.
– Cách điện: Sử dụng khi làm việc với điện.
Chọn chất liệu găng tay phù hợp
– Cao su nitrile: Chống nhiều loại hóa chất, độ bền cao, giá thành rẻ.
– Neoprene: Chống axit, kiềm, dung môi, dầu mỡ, độ bền cao.
– PVC: Chống nước, axit, kiềm, giá thành rẻ nhưng độ co giãn thấp.
– Latex: Chống axit, kiềm, độ co giãn tốt, giá thành trung bình.
– Da: Chống nhiệt, độ bền cao, giá thành cao.
– Viton và Butyl: Chống hóa chất mạnh, có tính phân hủy.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Găng Chống Hoá Chất
- Găng tay chính là lớp màng bảo vệ giúp đôi tay bạn tránh khỏi các căn bệnh về da do hoá chất như, bỏng, viêm da, dị ứng… gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cả công việc của chúng ta.
- Làm giảm đến mức tối thiểu các tổn thương lên da tay trong quá trình làm việc.
- Do đặc tính không thấm nước, sẽ bảo vệ bản khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại trong môi trường làm việc ẩm ướt, đồng thời cũng tránh được sự ăn mòn da tay.
- Trong công nghiệp cụ thể là các lò tráng, đúc đồng, bạc, tiếp xúc nhiệt độ cao… găng tay sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nhiệt tỏa ra tránh bỏng. Đồng thời cũng tránh bỏng lạnh khi tiếp xúc tay với nơi có nhiệt độ thấp.
- Sử dụng găng tay giúp làm giảm các nguy cơ khi tiếp xúc với máu và các chất có khả năng gây truyền nhiễm đối với công việc thuộc ngành y tế, sức khoẻ.
- Găng tay còn giúp tránh khỏi bụi bẩn. Hạn chế các tác động về vật lý lên tay như: mài mòn, cắn, xé, da tay. Giúp người lao động thoải mái hơn khi làm việc. Nâng cao hiệu quả lao động và an toàn lao động.