1. Găng tay chống hóa chất là gì?
- Găng tay chống hóa chất là dòng găng tay giúp bảo vệ đôi tay của người lao động tránh các tác động xấu của hóa chất, dung môi độc hại trong quá trình làm việc. Loại găng tay này được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là các ngành liên quan đến việc sử dụng hóa chất, dung môi.
- Các loại găng tay chống hóa chất không chỉ cần đảm bảo về độ dày, độ bền, khả năng chống lại các hóa chất độc hại mà còn phải có thiết kế phù hợp giúp người sử dụng thoải mái và có thể làm việc khéo léo.
2. Công dụng của găng tay chống hóa chất
Găng tay chống hóa chất là một vật dụng quan trọng, có nhiều công dụng nổi bật:
- Đầu tiên chúng đóng vai trò như một lớp bảo vệ cho đôi tay tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như axit, bazo; các chất ăn mòn, có tính oxi hóa mạnh… Như ta đã biết hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiếp xúc, gây ảnh hưởng xấu như kích ứng da, gây đau đầu, choáng váng, hôn mê… Lâu dài có thể làm tổn thương các cơ quan như suy hô hấp, giảm thị lực,…
Khi sử dụng trong môi trường hoá chất nặng. Găng tay chống hóa chất có đặc tính chống thấm nước nên nó ngăn chặn sự xâm nhập của các loài vi khuẩn, virus từ môi trường khô hay ẩm ướt vào cơ thể đảm bảo tính an toàn trong quá trình làm việc.
3. Cách chọn găng tay chống hóa chất phù hợp
- Để găng tay chống hóa chất phát huy được tốt nhất công dụng của chúng thì người lao động cần lựa chọn loại găng tay chống hóa chất phù hợp với môi trường và tính chất công việc. Các tiêu chí khi chọn găng tay chống hóa chất cần lưu ý gồm có:
- Loại hóa chất tiếp xúc: Cần phải xác định hóa chất làm việc là gì để lựa chọn loại găng tay có chất liệu phù hợp để đảm bảo độ bền khi tiếp xúc. Găng tay được lựa chọn thường được sản xuất từ cao su tự nhiên hay từ polymer PVC. Ví dụ như khi tiếp xúc với axit nitric thì polyvinyl clorua hay neoprene là những vật liệu làm găng tay được ưu tiên.
gành y tế, găng tay chống hóa chất còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh khi các y bác sĩ, nhân viên y tế tiếp xúc với máu hay bệnh phẩm của bệnh nhân. - Nồng độ hóa chất: Độ dày và chất liệu của găng tay cũng phụ thuộc vào nồng độ hóa chất. Việc tiếp xúc với axit loãng khác với tiếp xúc với axit đặc. Vì thế nên khi tiếp xúc với axit nồng độ cao sẽ chọn găng tay dày hơn và làm bằng các chất liệu như Nitrile, Neoprene.
- Thời gian tiếp xúc với hóa chất: Nếu như tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài thì cần lựa chọn loại găng tay có độ dày cao để tránh hóa chất ăn mòn.
- Phần tay cần bảo vệ: Có găng tay chống hóa chất loại dài hoặc ngắn nên cần dựa vào phần tay cần bảo vệ để lựa chọn găng tay để đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Kích thước của bàn tay: Cần chọn loại găng tay vừa với lòng bàn tay để khi làm việc vừa thoải mái, vừa có thể di chuyển, cầm nắm linh hoạt, đảm bảo tính chính xác của công việc.
- Đồng thời với đặc tính làm việc với hóa chất nên chọn loại găng tay có lòng bàn tay sần lên để tăng khả năng bám dính, chống trơn trượt.
4. Phân loại găng tay chống hóa chất
Mỗi loại găng tay chống hóa chất khi lưu hành trên thị trường đều có có ký hiệu tiêu chuẩn mã chống hóa chất riêng biệt từ A đến L như sau:
A: Rượu
B: Xeton
C: Nitrile
D: Dung môi clo hóa
E: Hóa chất gốc lưu huỳnh
F: Dung môi vòng thơm
G: Amin
H: Ete
I: Ester
J: Hợp chất béo
K: Kiềm
L: Acid
Dựa vào các ký hiệu trên găng tay mà ta biết chọn lựa găng tay nào phù hợp với hóa chất làm việc.
Găng tay chống hóa chất được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. 4 loại phổ biến trong đó có thể kể đến như:
4.1 Găng tay chống hóa chất butyl
- Đây là loại găng tay được làm từ cao su tổng hợp, ưu tiên sử dụng khi tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài. Cao su Butyl (IIR) là copolymer của isobutylene và một lượng nhỏ isoprene. Chúng có tác dụng bảo vệ da tay trước các tác nhân dung môi phân cực vừa phải như anilin, phenol, xeton, andehit… Đồng thời chúng còn giúp chống lại quá trình oxy hóa và ozone ăn mòn, thẩm thấu của hơi nước, nhiệt độ hạ thấp…
4.2 Găng tay cao su chống hóa chất tự nhiên Latex
- Găng tay chống hóa chất được làm từ chất liệu cao su tự nhiên; được thiết kế cho các công việc đặc thù trong ngành y tế hay trong các phòng thí nghiệm. Chúng có khả năng chống lại các hóa chất kiềm, axit, cồn, muối, cetone… Ngoài ra chúng có độ đàn hồi tốt, có thể chịu được nhiệt độ cao, tính kéo dãn tốt, linh hoạt giúp người dùng thoải mái khi làm việc. Trong trường hợp người sử dụng dị ứng với mủ cao su thì có thể chuyển sang sử dụng loại găng tay có lớp lót, găng tay không bột hoặc sử dụng loại găng tay làm bằng chất liệu khác. Ngoài ra chúng có nhược điểm là không có khả năng chống dầu và các hợp chất hữu cơ, nguy cơ dị ứng protein…
4.3 Găng tay cao su chống hóa chất tổng hợp Neoprene
- Loại găng tay này được làm từ cao su tổng hợp, có độ bền tốt, linh hoạt, chống rách, mài mòn tốt. Chúng có khả năng chống dầu, axit có tính oxy hóa cao (H2SO4, HNO3), dung môi hữu cơ như phenol và anilin, ete glycol… Tuy nhiên so với găng tay cao su tự nhiên hay găng tay nitrile thì khả năng chống xước, chống rách và chống mài mòn thấp hơn.
4.4 Găng tay cao su chống hóa chất Nitrile
- Đây là loại găng tay cao su chống hóa chất được làm từ chất đồng trùng hợp (polymer). Chúng gồm có nhiều loại như găng tay sử dụng một lần, găng tay không đường viền loại trung bình; găng tay loại nhẹ.
- Găng tay cao su chống hóa chất nitrile có thể chống lại các loại dầu mỡ, dung môi béo, xăng, một số axit và bazo, cồn… Tuy nhiên nhược điểm của chúng là tác dụng bảo vệ kém đối với các hóa chất có tính oxi hóa mạnh, ceton, một số hóa chất thơm, các hợp chất phân cực vừa phải…